Ban liên lạc dòng họ Nguyễn Quận Công
Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên – Huế phối hợp với dòng Họ Nguyễn quận công tổ chức Lễ kỷ niệm 200 năm ngày Quận Công Nguyễn Văn Thành qua đời (11/5/1817 tức ngày mồng 5 tháng 6 năm 2017). Ban tổ chức xây dựng Kế hoạch kỷ niệm với các nội dung cụ thể như sau:
I. TÓM TẮT TIỂU SỬ CỦA DANH NHÂN NGUYỄN VĂN THÀNH
Nguyễn Văn Thành là khai quốc công thần của Triều Nguyễn và đồng thời là một trong những người có công lớn nhất trong việc đưa Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi, trở thành vị vua đầu tiên (vua Gia Long) của triều Nguyễn - triều đại quân chủ cuối cùng của Việt Nam (1802-1945). Năm 1773 khi mới 15 tuổi Ông đã theo cha là Nguyễn Văn Hiền (? -1775) ra tận đất Phú Yên ngày nay để theo Định Vương Nguyễn Phúc Thuần chống giặc. Năm 1778, Nguyễn Văn Hiền tử trận, Ông theo phò Nguyễn Ánh. Ông đã phải trải qua hàng trăm trận đánh, nếm mật nằm gai và được vua Gia Long tin tưởng trao chức Khâm sai Chưởng Tiền quân, Quận công – Tổng trấn Bắc thành; Khâm sai Chưởng Trung quân, Bình Tây đại tướng quân. Về văn nghiệp, ông nổi tiếng ở vai trò Tổng tài soạn thảo Hoàng Việt luật lệ (thường được gọi là bộ luật Gia Long) và Tổng tài biên soạn Quốc triều thực lục. Trong thời gian làm Tổng trấn Bắc thành, Nguyễn Văn Thành đã cho xây dựng lại Bắc thành (kinh thành Thăng Long xưa), dựng cột cờ Hà Nội, dựng Khuê Văn các, dựng năm cửa ô (cửa Đông, Cửa Nam, Cửa Tây, Cửa Tây Nam và Cửa Bắc). Cũng trong thời gian này Ông có nhiều đóng góp với Bắc Thành như: Chuẩn định học quy để đào tạo nhân tài ra giúp nước; Năm Giáp Tý (1804) ông đã nỗ lực thống nhất các đồ cân, đo, lường ở các trấn Bắc Thành, đúc thước đạc điền được dùng từ Quảng Bình trở vào Nam và thước Kinh được dùng từ Nghệ An trở ra Bắc; Năm Bính Dần (1806), sau khi xem xét kỹ lưỡng nguồn gốc đường biên giới phía Bắc dựa vào địa dư từ thuở trước đến thực tế hiện tại Tiền quân Thành đã đề nghị đưa thư và xin đề cử người trao đổi với quan nhà Thanh, vạch rõ địa giới hai nước, vẽ lại bản đồ 11 trấn của Bắc Thành; Năm Kỷ Tị (1809), gặp Bắc Thành dân đói, ông dâng sớ tâu: "Nước lấy dân làm gốc, dân lấy ăn làm đầu. Sau khi các trấn bị thiên tai, nhân dân ngày càng đói lắm, xin bàn cách phát chẩn và cho vay để đỡ túng ngặt cho dân" Vua đều nghe theo. Trong số các nhân vật dưới thời vua Gia Long, hiếm có vị quan nào văn võ toàn tài như vậy.
I. MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA
- Tổ chức trang trọng đầy ý nghĩa nhằm giáo dục truyền thống cho các thế hệ người dân Việt Nam nói chung và dòng tộc Họ Nguyễn Thừa Thiên Huế - Gia Định nói riêng;
- Thu thập tư liệu lịch sử về cuộc đời và sự nghiệp của Quận Công Nguyễn Văn Thành để cho Hậu thế hiểu và đánh giá đúng công lao đóng góp của Quận công Nguyễn Văn Thành đối với lịch sử dân tộc Việt Nam.
II. NỘI DUNG CỤ THỂ
- Thành lập ban tổ chức
- Thường trực Ban chấp hành Hội KHLS tỉnh Thừa Thiên – Huế;
- Đại diện UBND tỉnh Thừa Thiên Huế; Sở Văn hóa, Trung tâm bảo tồn Văn hóa Huế, Bảo tàng tỉnh Thừa Thiên Huế; UBND thành phố Huế;
- Hậu duệ của Quận công Nguyễn Văn Thành ba miền Bắc Trung Nam;
2. Thời gian, địa điểm tổ chức
- Thời gian 8h30 ngày 11/05 Âm lịch năm Đinh Dậu tức ngày 05/6/2017 ;
- Địa điểm: Hội trường Khách sạn Midtown; 29 Đội Cung, Huế;
3. Chương trình Hội thảo
4. Dự trù kinh phí
- Kinh phí bài viết tham luận: 6 tham luận + Đề dẫn và Tổng kết
2.000.000 đ x 8 = 16. 000.000 đồng
Phát biểu lãnh đạo tỉnh và Đại diện dòng họ: 1.000.000 đ X2 = 2.000.000 đ
- Kinh phí Biên tập 10 bài= 3.000.000 đ
- In ấn Kỷ yếu: in 100 cuốn: 5.000.000 đ
- Bồi dưỡng đại biểu: 100.000 đX100 người= 10.000.000 đ
- Kinh phí Hội trường (trang trí, ampli loa đài, hoa, bàn ghế....): 5.000.000 đ
- Chi phí công tác tổ chức, VVP, bưu điện, điều hành hội thảo: 5.000.000 đ
- Chi đón tiếp, hội họp: 4.000.000 đ
- Chi phí Giải khát và giải lao giữa giờ: 5.000.000 đ
- Liên hoan trưa 250.000 đ X 80 người = 20.000.000 đ
TỔNG CỘNG = 75.000.000 ĐỒNG
-