LỜI GIỚI THIỆU

Website  honguyenquancong.com là kênh thông tin chính thức của dòng họ

Nguyễn Huế - Gia Định, là diễn đàn trao đổi giữa các chi họ Nguyễn trong

và ngoài nước. Ban quản trị Website mong muốn nhận được bài viết, hình

ảnh về các hoạt động của các chi họ để trang Web thêm phong phú, đa dạng.

Mọi thông tin xin gửi về địa chỉ Email: honguyenquancong@gmail.com hoặc

duyhung12258@gmail.com. 

LÊ VĂN DUYỆT, TỪ NẤM MỒ OAN KHUẤT ĐẾN LĂNG ÔNG

Sưu tầm Nguyễn Duy Hưng

Không chỉ có tài quân sự, Lê Văn Duyệt còn là một nhà chính trị xuất sắc. Ông giữ vững bờ cõi miền Nam, phát huy ảnh hưởng và uy thế của Nhà nước ra các nước láng giềng như Xiêm La, và nhất là Chân Lạp. Ông cũng có cách ứng xử khéo léo, rộng rãi đối với những người ngoại quốc phương Tây đến buôn bán ở Sài Gòn. Đối nội, ông mở mang đồn điền, đắp đường, xây lũy, đào sông, xẻ rạch... lập trị an tốt, khiến cho nhân dân, nhất là nhân dân Sài Gòn - Gia Định (“lục tỉnh”) được vui vẻ sống trong an ninh trật tự. Triều đình phong là Tả quân, là Khâm sai, là Tổng trấn... nhưng nhân dân gọi ông một cách kính trọng là Thượng Công và tôn thờ ông như một vị thần, xin “ông phù hộ cho họ tránh được mọi tai họa và cầu được hưởng phúc lành cho đời đời con cháu”. Lê Văn Duyệt là người công bằng chính trực. Ông cớ chính sách hợp lý đối với dân Công giáo và với những người chống triều đình trở về quy phục. Mặt khác, ông lại rất nghiêm khắc không chịu nịnh bợ, nể nang. Ông đã xử từ hình một viên quan tham nhũng là Huỳnh Công Lý, mặc dù người này có con gái là vợ vua Minh Mạng. Khi ông mất, Minh Mạng đã viện nhiều cớ để lập bản án nghiệt ngã đối với ông. Cùng với việc trừng trị nặng nề Lê Văn Khôi, nhà vua đã bắt tội nhiều người và cho san phẳng “nấm mồ oan khuất” của ông. Về sau Tự Đức đã minh oan cho ông!...

Cuộc đời và sự nghiệp to lớn của ông, đã một thời chưa được đánh giá đúng mức. Nhưng công nghiệp và đức độ của ông vẫn được nhân dân kính trọng. Và giờ đây, với tác phẩm này, Hoàng Lại Giang đã góp thêm một phần quan trọng để khôi phục lại “gương mặt chân thực” của bậc danh nhân này...

Để viết nên tập sách “Truyện ký lịch sử” về Lê Văn Duyệt này, tác giả đã tham khảo, đọc kỹ nhiều tập “chính sử”, “dã sử”, “chuyện kể dân gian”... và hẳn đã “thâm nhập” sâu và kỹ “thực tế” của đất miền Nam, lục tỉnh... đồng thời đã suy ngẫm rất nhiều về đề tài “không mấy suôn sẻ” này, để hôm nay có thể “trình làng” văn bản cuối cùng, đúng là đã chắt lọc ra được cái “tinh chất” rất đáng trân trọng. Tác phẩm của Hoàng Lại Giang quả có giá trị như một “văn phẩm lịch sử” đích thực và có độ chính xác cao. Những người nghiên cứu lịch sử có thể coi đây cũng là “một tài liệu lịch sử tin cậy” có giá trị tham khảo tốt. Tác giả là một nhà văn nắm rất vững về “con người và sự nghiệp” của nhân vật lịch sử Lê Văn Duyệt, không hề có một sai thất, lầm lẫn đáng tiếc nào cả. Thậm chí tác giả đã bổ sung cho giới nghiên cứu sử học nhiều tư liệu quý hiếm để nhận định, phân tích, đánh giá “một giai đoạn lịch sử” (triều Nguyễn) và một số nhân vật lịch sử thời bấy giờ.