LỜI GIỚI THIỆU

Website  honguyenquancong.com là kênh thông tin chính thức của dòng họ

Nguyễn Huế - Gia Định, là diễn đàn trao đổi giữa các chi họ Nguyễn trong

và ngoài nước. Ban quản trị Website mong muốn nhận được bài viết, hình

ảnh về các hoạt động của các chi họ để trang Web thêm phong phú, đa dạng.

Mọi thông tin xin gửi về địa chỉ Email: honguyenquancong@gmail.com hoặc

duyhung12258@gmail.com. 

VỊNH THƠ VỀ VUA TỰ ĐỨC

Nguyễn Duy Hưng 

Viết theo lời kể của Cụ Nguyễn Tự Huy, hậu duệ đời thứ năm

 của Đức quận công Nguyễn Văn Thành

GIAI THOẠI VĂN HỌC

Nguyễn Hàm Ninh tự Thuận Chi, hiệu Tĩnh Trai, sinh năm 1808, mất năm 1867, người làng Phù Hóa, sau dời sang làng Trung Thuần, phủ Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình (nay là làng Trung Thuần, xã Quảng Lưu, huyện Quảng Trạch). Ông đỗ tú tài năm 21 tuổi, đỗ Giải nguyên năm 23 tuổi; từng dạy Quốc tử giám, làm tri huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), được bổ Lang trung bộ Lễ, Án sát tỉnh Khánh Hòa…   

Có nhiều giai thoại về Nguyễn Hàm Ninh, trong đó nổi tiếng nhất là giai thoại liên quan đến vua Tự Đức. Một hôm, vua Tự Đức mở tiệc chiêu đãi. Lúc nhà vua đang ăn thì bỗng kêu lên: “Trẫm cắn phải lưỡi đau quá! Các khanh hãy làm thơ vịnh về sự cố này nhưng cấm không được nhắc đến hai từ lưỡi và răng. Ai làm hay trẫm sẽ ban thưởng”. Nghe nhà vua nói vậy, các văn võ bá quan có mặt trong bữa tiệc đều cố vắt óc suy nghĩ... Một lát sau, Nguyễn Hàm Ninh đứng dậy, xin phép  đọc bài thơ ông vừa viết xong:

Sinh ngã chi sơ, nhĩ vị sinh;

Nhĩ sinh vi hậu, ngã vi huynh.

Đồng thời cộng hưởng trân cam vị;

Hà nhẫn tương vong cốt nhục tình.

 

Dịch thơ:

Ta ra đời trước, chú chưa sinh;

Chú phận làm em, ta làm anh.

Ngọt bùi chẳng nghĩ cùng chung hưởng;

Cốt nhục mà sao nỡ dứt tình.

Nguyễn Hàm Ninh vừa đọc xong bài thơ, vua Tự Đức mặt đỏ bừng bừng, phán rằng: “Thơ rất hay, trẫm thưởng cho nhà ngươi mỗi câu một lạng vàng. Nhưng ý thơ rất ác nên nhà ngươi phải chịu phạt, mỗi câu một roi!”. Mẩu giai thoại này phần nào đã thể hiện tài năng, khí phách của Nguyễn Hàm Ninh. Ông đã ngầm ám chỉ việc vua Tự Đức ra lệnh giết chết thái tử Hồng Bảo là anh cùng cha khác mẹ, dám chạm đến chỗ “húy” của nhà vua trước mặt bá quan văn võ.