LỜI GIỚI THIỆU

Website  honguyenquancong.com là kênh thông tin chính thức của dòng họ

Nguyễn Huế - Gia Định, là diễn đàn trao đổi giữa các chi họ Nguyễn trong

và ngoài nước. Ban quản trị Website mong muốn nhận được bài viết, hình

ảnh về các hoạt động của các chi họ để trang Web thêm phong phú, đa dạng.

Mọi thông tin xin gửi về địa chỉ Email: honguyenquancong@gmail.com hoặc

duyhung12258@gmail.com. 

Bàn luận của các nhà Khoa học

TS. Nguyễn Hữu Tâm - Viện Sử học

Sử học là một công cụ tôn vinh dòng họ, khẳng định tính "chính thống", tạo ra tiền đề để vương triều Nguyễn thống trị đất nước. Điều này được các vua nhà Nguyễn luôn nhắc nhở các sử thần phải ghi nhớ và thường xuyên đưa vấn đề “nhất thống” làm tiêu chí căn bản của sử học

PGS.TS. Nguyễn Tá Nhí - Viện Nghiên cứu Hán Nôm

Sách Đại Nam chính biên liệt truyện cho biết, tháng 10[1] năm Nhâm Tuất (1802) niên hiệu Gia Long thứ 1, triều đình cử Hữu quân Nguyễn Văn Thành làm Tổng trấn Bắc Thành trông coi 5 nội trấn và 6 ngoại trấn bao gồm 23 phủ, 100 huyện, 848 tổng, 6280 xã thôn với số nhân đinh là 193.389 người. Năm Gia Long thứ 4 (1805) Tổng trấn Bắc Thành nhận lệnh của triều đình tổ chức xây dựng lại Bắc Thành.

 

PGS.TS Tường Minh - Viện Sử học

Văn Miếu và Quốc Tử giám được xây dựng đã chính thức mở đầu cho nền giáo dục khoa cử Nho học ở Việt Nam. Văn Miếu – Quốc Tử giám cũng là những bằng chứng rất cụ thể, rất thuyết phục về một dân tộc có truyền thống hiếu học, quý trọng học vấn, đề cao tri thức, và tôn thờ văn hóa....

NCV. Ngô Vũ Hải Hằng – Tường Minh, Viện Sử học

Sách Dư địa chí rất cần cho các nhà cai trị. Muốn cai trị tốt một vùng đất nào đó, nhà cai trị cần phải biết toàn bộ tình hình địa lý, quá khứ lịch sử, phong tục tập quán, đặc điểm văn hóa và thổ sản… của vùng đất ấy như thế nào. Từ đấy, họ mới có thể đề ra những chính sách cụ thể, thích hợp, giúp cho việc cai trị đạt được hiệu quả tốt nhất. Vì thế, ngay sau khi thành lập triều Nguyễn, vua Gia Long đã có những chỉ thị để chuẩn bị cho việc biên soạn bộ Nhất thống chí của triều đại mình.

Ths. Bùi Văn Huỳnh, PGS.TS. Nguyễn Minh Tường - Viện Sử học

Sách Đại Nam thực lục ghi lại một sự kiện vào mùa Xuân, tháng Giêng năm Canh Ngọ (1810) như sau: “Dân Bắc Thành bị đói. Trước là trấn Kinh Bắc, Hải Dương, Yên Quảng, Sơn Nam hạ bị hạn và lụt, thành thần đem việc thiên tai báo lên. Sai hoãn việc đòi lính, nghỉ hỏi kiện vặt, bãi các công dịch, lại sai thành thần bàn kỹ chính sách cứu đói

Ths. Trần Nam Trung - Viện Sử học

Một trong những kiến trúc văn hóa quan trọng của Nhà nước quân chủ phương Đông (Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên…) nói chung và Việt Nam nói riêng, là Văn miếu. Các vương triều quân chủ Việt Nam khi xây dựng Văn miếu, một mặt để khẳng định, họ dựa vào các tín điều của đạo Nho trong việc trị quốc yên dân, mặt khác cũng để tôn vinh, tưởng nhớ công ơn của những bậc thánh sáng lập nên Nho giáo

PGS. TS. Nguyễn Hữu Sơn - Viện Văn học

Không chỉ là một tướng tài thời trận mạc, Nguyễn Văn Thành còn là người “thích đọc sách”, từng tham gia soạn sách Hoàng Việt luật lệ và bài Văn tế tướng sĩ trận vong nổi tiếng.Mặc dù còn nhiều ức thuyết khác nhau nhưng từ lâu các nhà nghiên cứu đã tương đối thống nhất tác giả của Văn tế tướng sĩ trận vong (còn gọi Tế tướng sĩ văn, Tế trận vong tướng sĩ) là của Nguyễn Văn Thành.

NCV. Lê Quang Chắn - Viện Sử học

Ở nước ta, việc phong thần, cấp sắc cho các vị thần Thành hoàng đã có từ lâu. Những ghi chép trong sách Việt điện u linh tập (do Lý Tế Xuyên soạn vào thế kỷ XIV) và Lĩnh Nam chích quái (do Trần Thế Pháp soạn vào đầu thế kỷ XV) đã chứng minh, vào thời nhà Trần đã có sắc phong cho các thần Thành hoàng...